Wifi Dual-Band là gì? Những lý do bạn nên sử dụng wifi hai băng tần

Wifi dual band là công nghệ mạng không dây được ứng dụng trên các thiết bị Wifi, cho phép sử dụng cả hai dải tần số không dây 2.4GHz và 5 GHz, để truyền tải dữ liệu không dây. Các thiết bị Wifi dual band có khả năng hoạt động trên cả hai dải tần số này, mang lại nhiều lợi ích đối với hiệu suất và khả năng kết nối đa thiết bị. Trên đây là những thông tin tóm tắt về Wifi Dual Band, nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về Wifi Dual Band hay Wifi 2 băng tần, đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây của Unifi.vn!

wifi dual band là gì

Khái niệm Wifi Dual-Band là gì?

Unifi.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về wifi dual band là gì hay Wifi kép là gì.

Wifi Dual Band là công nghệ phát sóng 2 băng tần được hỗ trợ trên các thiết bị thu phát Wifi hiện nay, cho phép truyền tải dữ liệu trên cả 2 băng tần 2.4/5GHz cùng lúc. Tiêu chuẩn IEEE 802.11 được phát triển theo suốt các giai đoạn phát triển của mạng không dây Wifi. Mỗi tiêu chuẩn Wifi sẽ sử dụng băng tần truyền tải chính. 

Do khả năng tương thích và chi phí đầu tư thấp hơn, WiFi băng tần 2.4GHz đã được sử dụng từ những tiêu chuẩn Wifi đầu tiên và được sử dụng phổ biến cho đến bây giờ. 

Tuy nhiên, hạn chế của băng tần 2.4GHz chính là việc tần số này được sử dụng trên nhiều thiết bị khác như lò vi sóng, chuột, bàn phím không dây… Điều này có thể gây ra tình trạng nhiễu sóng làm suy giảm hiệu suất truyền tải, đặc biệt ở các khu vực có mật độ đông đúc thiết bị thu phát tín hiệu cùng băng tần.

Do đó, băng tần 5GHz đã được phát triển trên tiêu chuẩn Wifi 4 – 802.11n và được sử dụng trên các chuẩn Wifi hiện đại ngày nay. Băng tần 5GHz sẽ cung cấp tốc độ truyền tải cao hơn, hỗ trợ băng thông rộng hơn và khả năng chống nhiễu tốt hơn so với 2.4GHz. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng tương thích với các mạng Wifi hiện có trên tần số 2.4GHz, các thiết bị có thể hoạt động đồng thời ở 2 băng tần 2.4GHz và 5 GHz, tức là băng tần kép (Wifi Dual Band), đã được phát triển và đi vào hoạt động.

wifi dual band 2

Phân loại các dòng wifi dual-band phổ biến hiện nay

Hiện nay, người dùng có thể lựa chọn 2 phiên bản Wifi 2 băng tần:

  • Selectable dual-band: Thiết bị hỗ trợ phát sóng trên 2 băng tần 2.4GHz và 5GHz tuy nhiên bạn chỉ được chọn 1 trong 2 băng tần để phát sóng tại 1 thời điểm. Điều này có thể hữu ích nếu bạn muốn tối ưu hóa hiệu suất trong một dải tần số cụ thể tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng hay điều kiện hạ tầng mạng tại công ty, nhà riêng…
  • Simultaneous dual-band: Thiết bị Wifi hỗ trợ phát sóng đồng thời trên cả hai băng tần 2.4GHz và 5GHz. Điều này cho phép nhiều thiết bị khách kết nối cùng lúc trên cả hai dải tần số, giúp tối ưu hóa hiệu suất mạng, đảm bảo tính tương thích và đáp ứng nhu cầu kết nối đồng thời của nhiều người dùng.

Lý do bạn nên sử dụng wifi dual-band

Wifi băng tần kép rất phù hợp với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt vì những lý do sau: 

  • Giảm nhiễu: Các thiết bị không dây như điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng và thiết bị Internet of Things (IoT) đều có thể hoạt động cùng một lúc trong môi trường làm việc. Ví dụ, lò vi sóng và thiết bị Bluetooth thường gây nhiễu ở băng tần 2.4GHz có thể gây ảnh hưởng tới độ mạnh tín hiệu Wifi. Wifi băng tần kép hỗ trợ việc giảm nhiễu và duy trì hiệu suất vượt trội cho các ứng dụng và dịch vụ quan trọng bằng cách cung cấp tần số 5 GHz.
  • Hiệu suất được cải thiện: Khi so sánh với tần số 2.4GHz, phổ tần 5GHz mang lại tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, đặc biệt hữu ích cho các hoạt động cần nhiều băng thông, chẳng hạn như hội nghị trực tuyến, truyền tệp dung lượng cao và streaming nội dung đa phương tiện. 
  • Tăng dung lượng mạng và khả năng chịu tải: Bằng cách sử dụng cả hai băng tần 2.4GHz và 5 GHz, Wifi băng tần kép giúp cải thiện dung lượng mạng, chia tải giữa 2 băng tần để tránh 1 trong 2 băng tần bị quá tải do số lượng người dùng kết nối lớn.
  • Khả năng tương thích: Wifi Dual Band hỗ trợ 2 băng tần 2.4/5GHz cung cấp khả năng tương thích với nhiều dòng thiết bị khách hiện nay.
  • Ưu tiên và phân khúc: Việc sử dụng các thiết bị Wifi 2 băng tần cho phép doanh nghiệp xây dựng các mạng Wifi độc lập trên nhiều băng tần. Quản trị viên có thể phân đoạn mạng, gán các mạng chuyên biệt cho hệ thống máy chủ, nhân viên kết nối trên phổ tần 5GHz tốc độ cao, trong khi các mạng khách hoặc các kết nối không quan trọng sẽ kết nối trên băng tần 2.4GHz. 

2.4GHz và 5GHz: Nên sử dụng băng tần nào?

Sử dụng băng tần 2.4Ghz trong trường hợp khu vực triển khai có nhiều vật cản, yêu cầu khả năng kết nối phạm vi rộng lớn. Tuy nhiên băng tần 2.4Ghz có tốc độ truyền tải không cao, dễ dàng gặp phải tình trạng nhiễu sóng từ nhiều nguồn phát khác cùng dải tần.

Sử dụng băng tần 5GHz khi triển khai thiết bị Wifi tại từng phòng ban, quán cafe, nhà hàng có không gian hẹp, không nhiều vật cản. Băng tần 5GHz cung cấp hiệu suất vượt trội hơn so với 2.4Ghz về các yếu tố như tốc độ truyền tải, chống nhiễu sóng, băng thông rộng hơn. Tuy nhiên khả năng xuyên vật cản của 5GHz không tốt, phạm vi phủ sóng tương đối hẹp. Vì vậy băng tần 5GHz sẽ phát huy hiệu quả khi sử dụng băng tần này tại những nơi có diện tích hẹp, ít vận cản.

wifi dual band 3

So sánh wifi dual band và single band

Tính năng

Wifi 1 băng tần

(wifi single band)

Wifi 2 băng tần

(wifi dual band)

Số băng tần hoạt động

1

2

Tần số

2.4GHz

2.4GHz và 5 GHz

Tốc độ tối đa

150 Mbps

300 – 1,300 Mbps

Độ phủ sóng

Tốt hơn trong các khu vực rộng, có nhiều vật cản.

Triển khai tại mọi khu vực.

Khả năng đa nhiệm

Yếu

Tốt

Số lượng thiết bị kết nối

Giới hạn

Hỗ trợ nhiều thiết bị kết nối trên nhiều băng tần.

Giá thành triển khai

Thấp hơn

Cao hơn

Tổng kết

Bài viết về wifi 2 băng tần (Wifi Dual Band) đến đây là kết thúc. Nhìn chung, Wifi băng tần kép đã và đang được sử dụng tại các doanh nghiệp và nhiều mô hình dân dụng khác, giúp cải thiện dung lượng mạng, giảm nhiễu, nâng cao hiệu suất, khả năng tương thích thiết bị và tính linh hoạt trong việc quản lý hệ thống mạng đa phòng ban. Những lợi ích này góp phần mang lại trải nghiệm Wifi hiệu quả và đáng tin cậy hơn trong môi trường doanh nghiệp cũng như mô hình người dùng cá nhân, gia đình. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất