Mạng LAN là gì? Tổng hợp các thông tin nên biết về mạng LAN

Để kết nối và cho phép toàn bộ thiết bị trong hệ thống mạng doanh nghiệp và gia đình có thể chia sẻ, truy cập dữ liệu, mạng LAN hay Local Area Network đã được phát triển để giải quyết điều này. Bài viết ngay sau đây của Unifi.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về mạng nội bộ cũng như các mô hình mạng LAN thông dụng hiện nay. Cùng khám phá ngay!

mạng lan là gì 1

Mạng cục bộ LAN là gì?

Unifi.vn nhận được rất nhiều câu hỏi và thắc mắc về mạng lan là gì hay mạng cục bộ là gì? Để giải thích đơn giản cho bạn đọc: Mạng LAN là cách viết tắt của Local Area Network – Một hệ thống kết nối các máy tính và thiết bị trong một hạ tầng giới hạn như văn phòng, doanh nghiệp hoặc một tòa nhà cụ thể.

Mạng LAN hay mạng nội bộ cho phép các thiết bị trong cùng một khu vực có thể kết nối, tương tác, chia sẻ dữ liệu và truy cập tài nguyên mạng chung bằng cách sử dụng công nghệ ethernet và mạng Wifi. Thông qua việc sử dụng công nghệ kết nối có dây hoặc không dây, mạng cục bộ tạo ra một cơ sở hạ tầng mạng nhanh chóng và linh hoạt để tăng cường hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên.

Mạng LAN là một tập hợp của nhiều thiết bị bao gồm: Cáp mạng, bộ phát Wifi, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến, PC, laptop, SmartTV…

mạng lan là gì 2

Những lý do nên sử dụng hệ thống mạng LAN?

Sử dụng hệ thống mạng LAN (Local Area Network) mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, tổ chức và các mô hình dân dụng hiện nay. Những lý do nên sử dụng hệ thống mạng LAN có thể kể đến như:

  • Chia sẻ tài nguyên: Mạng nội bộ cho phép nhiều thiết bị cùng chia sẻ và sử dụng các tài nguyên chung của doanh nghiệp như: Cơ sở dữ liệu, máy in, máy chủ, thiết bị NAS.
  • Trao đổi thông tin: Mạng cục bộ cho phép các thiết bị trong hệ thống có thể chia sẻ, trao đổi dữ liệu và thông tin 1 cách nhanh chóng và linh hoạt.
  • Quản lý, bảo mật dữ liệu: Mạng LAN hay hệ thống mạng nội bộ của tổ chức thường trang bị các cơ chế bảo mật như xác thực truy cập, mã hóa dữ liệu và phân quyền truy cập cho từng users. Nhờ đó, hệ thống này sẽ bảo vệ thông tin quan trọng khỏi việc truy cập trái phép một cách tốt hơn.

Lịch sử phát triển của mạng cục bộ LAN

Bạn đọc có thể tham khảo từng mốc thời gian phát triển của mạng LAN: 

  • Năm 1974, Cambridge Ring được phát triển tại Đại học Cambridge, kết nối toàn bộ thiết bị máy tính tại trường. Cùng năm đó, Xerox đã phát triển phiên bản đầu tiên của giao thức mạng Ethernet – Nền tảng phát triển của các tiêu chuẩn mạng được sử dụng ngày nay.
  • Năm 1977, Datapoint Corp đã triển khai hệ thống mạng LAN thương mại đầu tiên tại Ngân hàng Chase Manhattan ở New York. Vào năm 1979, mạng LAN được sử dụng để kết nối hơn 400 thiết bị đầu cuối bỏ phiếu dựa trên bộ vi xử lý cho Nghị viện Châu Âu.
  • Thập niên 1980 chứng kiến ​​nhiều công ty CNTT cạnh tranh nhau để đưa ra các giải pháp mạng LAN độc quyền. Hãng IBM là 1 trong những cái tên nổi bật, công bố hệ thống mạng LAN Token Ring, tuy nhiên mô hình này lại đòi hỏi việc thiết lập hệ thống cáp tương đối phức tạp và tốn kém tại thời điểm đó..
  • Vào đầu những năm 1990, Ethernet đã giành chiến thắng, một phần nhờ vào việc sử dụng hạ tầng cáp xoắn đôi có giá thành rẻ hơn và tốc độ truyền tải nhanh hơn so với các đối thủ cùng thời điểm.
  • Những năm 1990 cũng chứng kiến ​​sự khởi đầu của sự phát triển giao thức mạng LAN không dây Wifi. Vào năm 1997, Viện Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE) đã công bố tiêu chuẩn Wifi đầu tiên 802.11.

Phân biết kết nối trong mạng LAN

Trong mạng LAN (Local Area Network), có nhiều phương thức và loại kết nối khác nhau được sử dụng để kết nối các thiết bị với nhau. Bao gồm:

Kết Nối Có Dây (Wired Connection)

  • Cáp Ethernet (Ethernet Cable): Sử dụng cáp Ethernet để kết nối giữa máy tính, laptop, máy in hoặc thiết bị mạng khác trong hệ thống mạng cục bộ. Phổ biến trong các môi trường văn phòng và doanh nghiệp.
  • Fiber Optic Cable (Cáp quang): Sử dụng kết nối quang học để cung cấp tốc độ dữ liệu cao hơn, ổn định hơn so với cáp Ethernet, thích hợp cho các môi trường đòi hỏi băng thông lớn như cơ sở dữ liệu, hệ thống Workstation.

mạng lan có dây

Kết nối không dây

Wifi (Wireless Fidelity): Các thiết bị như bộ phát Wifi, Smart TV, laptop, máy in, máy fax kết nối thông qua mạng không dây Wifi, phổ biến tại các văn phòng doanh nghiệp hiện đại, tối giản hạ tầng mạng và loại bỏ nhu cầu sử dụng dây cáp Ethernet.

mạng lan không dây

Mạng LAN hoạt động như thế nào?

Mạng LAN sử dụng kết nối có dây hoặc mạng không dây Wifi để kết nối các thiết bị trong hệ thống, bao gồm máy chủ, thiết bị NAS, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in, thiết bị IoT… Trong văn phòng, mạng LAN thường được sử dụng để cung cấp quyền truy cập chung cho nhân viên nội bộ vào máy in hoặc máy chủ lưu trữ được kết nối.

Các mô hình mạng LAN phổ biến hiện nay

Sau khi đã nắm rõ khái niệm mạng lan là mạng gì, hãy tiếp tục tìm hiểu về các loại mạng LAN thông dụng hiện nay.

Tại các tổ chức doanh nghiệp hay mô hình dân dụng hiện nay thường triển khai hai mô hình mạng LAN thông dụng: mạng LAN máy khách/máy chủ (Client / Server) và mạng LAN ngang hàng P2P.

Mạng LAN Client/Server sẽ bao gồm một số thiết bị (máy khách) được kết nối với máy chủ trung tâm. Máy chủ quản lý việc lưu trữ tệp, quyền truy cập ứng dụng, quyền truy cập thiết bị và lưu lượng mạng. Máy khách kết nối với máy chủ bằng cáp Ethernet hoặc thông qua kết nối không dây Wifi.

Thông thường, các ứng dụng, dữ liệu hay dịch vụ có thể được lưu trữ trên máy chủ LAN. Người dùng có thể truy cập cơ sở dữ liệu, email, chia sẻ tài liệu, in ấn hay các dịch vụ khác thông qua các ứng dụng chạy trên máy chủ LAN. Mỗi user sẽ được quản trị viên cấp quyền truy cập đọc và ghi dữ liệu. Hệ thống mạng lan Client/ Server thường được các doanh nghiệp lớn, tổ chức chính phủ ứng dụng bởi tính bảo mật cao hơn, khả năng phân quyền và quản lý người dùng.

Hệ thống mạng nội bộ P2P sẽ không có máy chủ trung tâm và không thể xử lý khối lượng công việc nặng như mô hình Client/Server. Đối với mô hình mạng LAN P2P, mỗi thiết bị khách đều có cùng chức năng và quyền. Các thiết bị này có thể chia sẻ tài nguyên và dữ liệu thông qua kết nối có dây hoặc không dây với bộ chuyển mạch hoặc bộ định tuyến. Hầu hết các mạng gia đình hiện nay đều sử dụng mô hình P2P.

Bạn đọc có thể tham khảo các mô hình Topology của mạng LAN trong bảng sau:

  • Star Topology (Cấu Trúc Sao): Mô hình mạng LAN trong đó tất cả các thiết bị kết nối trực tiếp với một trung tâm, thường là một switch hoặc hub.
  • Bus Topology: Tất cả các thiết bị kết nối với một dây cáp chung.
  • Ring Topology (Cấu Trúc Hình Vòng): Hệ thống mạng lan trong đó các thiết bị kết nối với nhau tuần tự thành 1 vòng tròn
  • Mesh Topology (Cấu Trúc Lưới): Mỗi thiết bị đều kết nối với mọi thiết bị khác trong mạng.
  • Tree Topology (Cấu Trúc Cây): Kết hợp giữa cấu trúc Star và Bus.

các loại mạng lan

Sự khác biệt giữa mạng LAN và mạng WAN

Mạng diện rộng (WAN) là một tập hợp của nhiều mạng LAN được liên kết với nhau để tạo thành một hệ thống Network có quy mô rộng lớn. Mạng WAN thường được vận hành bởi các công ty viễn thông hoặc doanh nghiệp cần một mạng bao gồm nhiều địa điểm từ xa. Bản thân Internet cũng là một mạng WAN. Cáp quang là phương pháp kết nối thông dụng trong mô hình mạng WAN bởi khả năng truyền tải dữ liệu tốc độ cao, ổn định ở khoảng cách xa. Mạng WAN cũng có thể bao gồm các mạng khu vực đô thị (MAN).

mạng lan và man

Tổng kết

Mạng LAN trong thời đại công nghệ số đã và đang được triển khai tại nhiều quy mô doanh nghiệp, tổ chức. Ngoài ra, mạng cục bộ LAN cũng được sử dụng tại các gia đình phổ thông. Hi vọng rằng bạn đọc đã có những thông tin và kiến thức bổ ích về mạng LAN cũng như các mô hình mạng nội bộ thông dụng hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc và câu hỏi nào, bạn đọc hãy để lại bình luận ở phía dưới bài viết để kỹ thuật viên Unifi.vn có thể giải đáp nhanh nhất!